Bệnh viện của tháng

[2025 Vol.1] Giáo sư Im Soo-bin - Khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Bucheon, Đại học Soon Chun Hyang...

  • Người lập 관리자
  • Ngày lập 2025-03-25
  • Truy vấn 35

Giáo sư Im Soo-bin - Khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Bucheon, Đại học Soon Chun Hyang điều trị thành công cho bệnh nhân cốt hóa dây chằng dọc sau bằng phẫu thuật cắt thân đốt sống cổ đường trước lần đầu tiên tại Mông Cổ

 

 

Trong khuôn khổ dự án đào tạo nhân viên y tế do HDC trực thuộc Bộ Y tế Mông Cổ và tỉnh Gyeonggi Hàn Quốc tổ chức, một đoàn đại biểu của tỉnh Gyeonggi đã đến thăm thành phố Ulaanbaatar. Chuyến thăm này nhằm mục đích tiến hành 'Phẫu thuật hợp tác thầy và trò’ (Mento-Mentee Collabo Surgery) do hai nhân viên y tế của Trung tâm chấn thương quốc gia Mông Cổ hiện đang được đào tạo tại Bệnh viện Bucheon, Đại học Soon Chun Hyang tỉnh Gyeonggi và giáo sư Im Soo-bin (Khoa ngoại thần kinh, Bệnh viện Bucheon, Đại học Soon Chun Hyang) thực hiện.

 

Vào cuối năm ngoái, giáo sư Im Soo-bin đã cùng các nhân viên y tế Mông Cổ phẫu thuật cho một bệnh nhân cốt hóa dây chằng dọc sau (OPLL) tại Bệnh viện quốc gia số 1 của Mông Cổ. Đặc biệt, ca phẫu thuật đã thu hút sự chú ý khi thực hiện phẫu thuật giảm áp lực chèn ép dây thần kinh tuỷ sống bằng cách loại bỏ dây chằng dọc sau và phẫu thuật cắt thân đốt sống cổ đường trước, vốn còn mới lạ và chưa từng có ở Mông Cổ.

 

Cốt hóa dây chằng dọc sau là căn bệnh mà tủy sống bị chèn ép do quá trình vôi hoá dây chằng dọc sau tiến triển chậm trong thời gian dài, dần dần gây suy giảm chức năng chi trên và chi dưới. Từ đó, bệnh nhân dễ bị ngã do mất cân bằng, giảm sức mạnh cơ bắp và khả năng phối hợp chi dưới. Vì không có triệu chứng đau đớn ở giai đoạn đầu nên bệnh nhân không đi khám dẫn đến ngã do bước đi không ổn định. Trong nhiều trường hợp, một cú ngã nhẹ cũng có thể dẫn đến liệt tứ chi. Cốt hóa dây chằng dọc sau là một căn bệnh đáng lo ngại vì nó thường xảy ra đối với người Châu Á như người Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc v.v…

 

 

Các phương pháp phẫu thuật bao gồm trực tiếp cắt bỏ dây chằng dọc sau bằng cách phẫu thuật cắt thân đốt sống cổ đường trước và phẫu thuật đường sau tạo hình cung sau để mở rộng cung sau. Trong số đó, phương pháp phẫu thuật đường sau không loại bỏ hoàn toàn dây chằng dọc sau bị vôi hóa nên có nguy cơ tái phát. Ngoài ra, trong quá trình phẫu thuật có thể làm tổn thương cơ và dây chằng nằm ở phía sau cột sống khiến cột sống cổ bị cong về phía trước và tình trạng bệnh nặng hơn. Ngay cả ở Nhật Bản, nơi sớm phát triển các biện pháp điều trị căn bệnh này, phương pháp phẫu thuật chủ yếu vẫn được thực hiện ở đường sau thay vì đường trước.

 

Đặc biệt, so với phẫu thuật tạo hình cung sau ở đường sau, phẫu thuật cắt thân đốt sống cổ đường trước do giáo sư Im Soo-bin thực hiện có thể giảm áp lực chèn ép hiệu quả đối với dây thần kinh tuỷ sống và ngăn ngừa tái phát bằng cách loại bỏ hoàn toàn dây chằng dọc sau. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ dây chằng đường trước rất khó khăn. Đây là một ca phẫu thuật khó đối với các bác sĩ phẫu thuật cột sống vì ngay cả một thao tác nhỏ trong quá trình phẫu thuật cũng có thể gây tổn thương không thể hồi phục cho tủy sống và có nhiều khó khăn như chảy máu ồ ạt và rò rỉ dịch não tủy.

 

Before & After

 

Ngày hôm sau sau khi phẫu thuật (ngày 19 tháng 12), các cử động ngón tay và ngón chân được cải thiện nhanh chóng và bệnh nhân có thể đi lại ngay lập tức. Giáo sư Im Soo-bin cho biết: “Trong môi trường phòng phẫu thuật khác biệt và trang thiết bị còn thiếu thốn, tôi đã có thể thực hiện thành công một ca phẫu thuật khó với sự giúp đỡ của các nhân viên Bộ Y tế và phúc lợi Mông Cổ cùng các học trò của tôi. Tôi mong rằng đội ngũ y tế Mông Cổ sẽ tiếp tục phát triển các kỹ thuật phẫu thuật mà họ đã học được”.

 

Thêm vào đó, thông qua hợp tác y tế giữa chính phủ Mông Cổ và chính quyền tỉnh Gyeonggi Hàn Quốc, nhiều nhân viên y tế Mông Cổ sẽ tiếp tục được đào tạo tại các cơ sở y tế xuất sắc của tỉnh Gyeonggi trong tương lai.

 

Website: https://international.schmc.ac.kr/bucheonEng/index.do