[AUG 2023] Bệnh viện Bundang - Đại học Quốc gia Seoul công bố kết quả phân tích đường cong...
- Người lập 관리자
- Ngày lập 2023-08-07
Bệnh viện Bundang - Đại học Quốc gia Seoul công bố kết quả phân tích đường cong học tập của phương pháp tiếp cận sau tai cho phẫu thuật tuyến giáp bằng robot cho thấy thời gian phẫu thuật rút ngắn đáng kể sau 15 ca.
Ngày 18 tháng 7, bệnh viện Bundang - Đại học Quốc gia Seoul đã thông báo nhóm nghiên cứu của Giáo sư Jeong Woo-jin thuộc Khoa Tai mũi họng đã phân tích và công bố đường cong học tập của phương pháp tiếp cận từ sau tai cho phẫu thuật tuyến giáp bằng robot. Kinh nghiệm sau nhiều ca phẫu thuật cho thấy thời gian phẫu thuật rút ngắn đáng kể sau 15 ca.
Với ưu điểm sử dụng trường nhìn ba chiều được phóng đại gấp 10 lần, có thể di chuyển cánh tay robot chính xác trong không gian hẹp và giảm thiểu vết sẹo, phẫu thuật robot đã trở thành một trong những phương pháp phẫu thuật quan trọng nhất trong nhiều lĩnh vực đa dạng. Đặc biệt, phương pháp này cực kỳ hữu dụng với khối u xuất hiện ở vùng cổ, nơi tập trung nhiều cơ quan phức tạp về mặt giải phẫu và đóng vai trò quan trọng như tuyến giáp, tuyến nước bọt, dây thần kinh và mạch máu não.
Tùy thuộc vào vị trí thực hiện vết rạch, trong phẫu thuật tuyến giáp bằng rô-bốt, có thể thực hiện nhiều cách tiếp cận khác nhau như qua vị trí sau tai, tuyến vú, qua nách và khoang miệng, trong đó, phương pháp tiếp cận sau tai là rạch một đường sau tai gần phía sau đầu để tiếp cận khối u. Phương pháp này có ưu điểm là vết rạch được thực hiện dọc theo đường chân tóc nên gần như không nhìn thấy vết sẹo, nếu có thì sẽ ẩn sau tai và tóc nên rất khó nhìn thấy.
Ngoài ra, không giống như các phương pháp khác đòi hỏi phải nâng và bóc tách một vùng rộng tách biệt với cổ như cơ ngực và nách, phương pháp tiếp cận sau tai có thể trực tiếp thực hiện nâng và bóc tách vạt chỉ ở vùng cổ, do đó khoảng cách từ tuyến giáp đến vết rạch ngắn và chỉ cần vết rạch nhỏ cũng đảm bảo đủ tầm nhìn. Vì vậy, thời gian phẫu thuật được rút ngắn, giảm thiểu biến chứng và đau đớn.
Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Jeong Woo-jin thuộc Khoa Tai mũi họng, bệnh viện Bundang thuộc Đại học Quốc gia Seoul đã phân tích dữ liệu của những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tuyến giáp bằng robot với phương pháp tiếp cận sau tai từ năm 2018 đến 2021 và sử dụng phân tích lũy kế để đánh giá đường cong học tập. Khi chia đường cong học tập thành giai đoạn 1 (15 trường hợp đầu tiên) và giai đoạn 2 (các trường hợp còn lại), kết quả cho thấy trong giai đoạn 2, tổng thời gian phẫu thuật đã rút ngắn đáng kể.
Nghĩa là, có thể khẳng định rằng thời gian phẫu thuật cần thiết đã giảm nhanh chóng sau 15 trường hợp đầu tiên. Đặc biệt, thời gian vận hành bảng điều khiển rô-bốt và thời gian lắp ghép đã giảm đáng kể, điều này là nhờ việc sử dụng cả bốn cánh tay rô-bốt để phẫu thuật hiệu quả, mặt khác, cải tiến phương pháp lắp ghép, điều chỉnh góc và vị trí của các cánh tay rô-bốt để giảm thiểu va chạm giữa các cánh tay rô-bốt trong quá trình phẫu thuật.
Giáo sư Jeong Woo-jin cho biết “Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi đã trình bày một cách khách quan tính ổn định và hữu dụng của phương pháp tiếp cận từ sau tai trong phẫu thuật tuyến giáp bằng robot và chia sẻ với giới chức y tế trên toàn thế giới.” và “Tôi rất vui khi được chia sẻ bí quyết của mình cho đội ngũ y tế đang cần thông tin về phẫu thuật ung thư tuyến giáp một cách hiệu quả.”
Bên cạnh đó, ngoài ung thư tuyến giáp, nhóm của Giáo sư Jeong đã thực hiện phẫu thuật nội soi cho khối u và tổn thương ở đầu và cổ, bắt đầu áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi qua đường sau tai từ năm 2012 và phẫu thuật bằng robot theo đường tiếp cận sau tai từ năm 2018. Không chỉ được áp dụng cho tuyến giáp mà còn cho các khối u ở đầu và cổ khác nhau như tuyến nước bọt, phương pháp tiếp cận sau tai đã gây chú ý trong lĩnh vực phẫu thuật đầu và cổ, đồng thời, số lượng ca thực hiện đang gia tăng nhanh chóng. Gần đây, nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí quốc tế Gland Surgery.
HOMPAGE: https://www.snubh.org/dh/en